Cỏ vetiver là gì? Các công bố khoa học về Cỏ vetiver

Cỏ vetiver (Vetiveria zizanioides) là một loại cây cỏ có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng rộng rãi ở khu vực nhiệt đới trên khắp thế giới. Cỏ vetiver được sử dụ...

Cỏ vetiver (Vetiveria zizanioides) là một loại cây cỏ có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng rộng rãi ở khu vực nhiệt đới trên khắp thế giới. Cỏ vetiver được sử dụng rộng rãi trong y học truyền thống để điều trị các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh, tiêu hóa và cảm xúc.

Ngoài ra, cỏ vetiver cũng được sử dụng trong công nghiệp hương liệu và mỹ phẩm, với hương thơm đặc trưng và khả năng làm dịu da. Cỏ vetiver cũng được sử dụng trong việc kiềm chế sự mọc của cỏ dại và giữ đất, giúp ngăn chặn sự rửa trôi của đất và hỗ trợ sự phục hồi của đất bị xói mòn.
Cỏ vetiver thường được trồng để lấy tinh dầu từ rễ của cây. Tinh dầu vetiver được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hương liệu và mỹ phẩm để tạo ra các loại nước hoa, sáp thơm, dầu massage và các sản phẩm chăm sóc da.

Mặt khác, cỏ vetiver cũng có khả năng hấp thụ các chất độc hại từ đất và nước, được sử dụng trong quá trình phytoremediation (sự điều trị ô nhiễm môi trường bằng cây cỏ), giúp làm sạch đất và nước.

Ngoài ra, cỏ vetiver cũng được sử dụng trong quản lý cảnh quan và kiềm chế sự rửa trôi của đất. Nó cũng đóng vai trò trong việc bảo vệ môi trường, giảm sự xói mòn đất và tạo ra một môi trường sống cho động vật và côn trùng.

Cây cỏ vetiver cũng được trồng làm hàng rào tự nhiên và để kiềm chế sự rãi rác đất lở. Nó cũng có ứng dụng trong việc làm phân bón hữu cơ và có khả năng giúp cải thiện cấu trúc đất.

Những ứng dụng rộng rãi này đã khiến cỏ vetiver trở thành một trong những loại cây cỏ có ý nghĩa to lớn trong quản lý môi trường và phát triển bền vững.
Cỏ vetiver cũng được sử dụng trong nghệ thuật trang trí sân vườn và cảnh quan, với khả năng tạo nên những khung cảnh đẹp mắt và tự nhiên. Với khả năng sinh tr

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "cỏ vetiver":

Khả năng xử lý nước rỉ rác của cỏ vetiver bằng phương pháp tưới
Nước rỉ rác ở Việt Nam có đặc thù nồng độ chất hữu cơ, kim loại nặng, và dinh dưỡng cao. Trong nghiên cứu này, cỏ vetiver (Chrysopogon zizanioides L.) được áp dụng để xử lý nước rỉ rác. Ban đầu, cỏ được tưới bởi nước thải sinh hoạt cho thích ứng, rồi bởi nước rỉ rác pha loãng, khối lượng tưới là 1L/d. Nước rỉ rác pha loãng bằng nước thải theo các tỷ lệ 1:5, 1:3, 1:2, 1:1, và không pha loãng lần lượt được thử nghiệm với hai chế độ tưới: 2 và 3 lần một ngày. Ngưỡng chịu đựng, đầu tiên được ghi nhận ở tỷ lệ 1:1, biểu hiện bằng tốc độ tăng trưởng chậm. Sau hơn 70 ngày, cỏ được tưới bằng nước rỉ rác nhưng vẫn phát triển bình thường. Hiệu quả xử lý tốt nhất được ghi nhận với tỷ lệ pha loãng 1:2, tần suất tưới 3 lần một ngày. Hàm lượng chất hữu cơ, N, P, và kim loại nặng đạt quy định xả thải. Kết quả cho thấy khả năng ứng dụng của cỏ vetiver trong xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp tưới.
#Vetiver #nước rỉ rác #nước thải #xử lý #phương pháp tưới
Nghiên cứu sự phân bố của vi sinh vật đất trong vùng rễ cỏ vetiver ở một số địa phương tại tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng
Cỏ Vetiver là một loại thực vật có bộ rễ phát triển, mọc nhanh và ăn sâu, bám chắc trong lòng đất. Bộ rễ lớn và dài là điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất. Chính những hệ vi sinh vật này đã giúp cho các quá trình phân giải và hấp thụ các chất hữu cơ, nitơ, phốt pho, kim loại nặng...trong đất diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy nghiên cứu về sự phân bố của vi sinh đất trên vùng rễ vetiver là cơ sở khoa học để giải thích tại sao cỏ vetiver có thể sinh trưởng phát triển tốt trong những vùng đất khắc nghiệt. Kết quả từ 27 mẫu đất lấy ở xã Phú Thọ, thị trấn Ái Nghĩa tại tỉnh Quảng Nam và quận Liên Chiểu, núi Sơn Trà tại thành phố Đà Nẵng cho thấy ở vùng trên rễ vetiver vi sinh vật phân bố nhiều hơn so với vùng gần rễ và vùng xa rễ; cụ thể là xã Phú Thọ(362,6-264,4- 87,1) thị trấn Ái Nghĩa(345,7-293,6-102,1)(x103 CFU/g)quận Liên Chiểu(211,1-111,3-58,7)và núi Sơn Trà(92,8-48,3-21)(x103 CFU/g).
#phân bố #vi sinh vật đất #rễ vetiver #vùng rễ #tính chất đất
Xử lý nước thải nhà máy sản xuất tinh bột sắn bằng cỏ vetiver (Vetiveria zizanioides)
Nước thải từ hoạt động sản xuất tinh bột sắn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao. Đặc biệt, trong nước thải có chứa độc tố thuộc nhóm xyanogen glucozit, khi bị phân hủy tạo thành axit xianhidric (HCN) là chất độc với người và động vật. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cỏ vetiver làm đối tượng để nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nhà máy sản xuất tinh bột sắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu suất xử lí của cỏ vetiver đối với các chỉ tiêu N-NO3-, pH, DO, P-PO43- và BOD5 tốt nhất ở công thức CT2 (75% nước thải + 25% nước cấp). Ở công thức CT3 (100% nước thải không pha loãng), hàm lượng P-PO43- và BOD5 có giảm xuống nhưng chất lượng nước chỉ đạt cột B2 của quy chuẩn kỹ thuật quôc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT).
#DO #BOD5 #N-NO3- #P-PO4 #tinh bột sắn #cỏ vetiver
Ảnh hưởng của độ mặn đến khả năng sinh trưởng của cỏ vetiver (Vetiveria zizanioides)
Cỏ vetiver có khả năng thích nghi và phát triển ở nhiều môi trường khác nhau và phục hồi nhanh chóng sau những điều kiện bất lợi của môi trường. Chúng có thể hấp thụ tốt một hàm lượng lớn nitơ, photpho và kim loại nặng hòa tan có trong môi trường. Các nghiên cứu về khả năng chịu mặn của cỏ vetiver chủ yếu được tiến hành ở môi trường đất còn môi trường nước nhìn chung rất hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu đầy đủ về khả năng chịu mặn để ứng dụng cỏ vetiver giải quyết vấn đề ô nhiễm tại vùng cửa sông – nơi có chất lượng môi trường nước thường bị tác động do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của con người càng trở nên có ý nghĩa. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và tính chịu mặn của cỏ vetiver. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cỏ vetiver có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường nước có độ mặn dao động từ 0 – 11‰.
#khả năng chịu mặn #cỏ vetiver #cửa sông #sinh trưởng #Đà Nẵng
Khả năng xử lý hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải phòng thí nghiệm của cỏ vetiver
Trong nghiên cứu này, nước thải phòng thí nghiệm, chứa các chất ô nhiễm: chất hữu cơ dễ phân hủy, kim loại nặng, hợp chất vòng thơm, được xử lý bằng cỏ vetiver (Vetiveria zizanioides). Nước thải sinh hoạt (DW), đóng vai trò cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cỏ, được bơm vào 2 dạng wetland (nổi-FR và trồng trực tiếp trên đất-HSSF) trước. Tiếp theo, nước thải phòng thí nghiệm (LW) sẽ được nạp vào wetland theo tỷ lệ DW:LW = 1:1. Thời gian lưu nước lý thuyết là 12h. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm đạt được đối với BOD, TN và TP lần lượt là 59-62%, 63.5-68.6% và 53.0-58.3%. Hiệu quả xử lý đối với các kim loại nặng Cr+6 (K2Cr2O7), Mn (MnSO4), Fe (FeSO4), and Cu (CuSO4)) lần lượt là 92.4-99.2, 85.1-95.8, 91.8-96.2, and 91.5-96.7%. Đối với các hợp chất vòng thơm phenol và benzene, hiệu quả xử lý lần lượt là 91.5-96.8 và 96.0-100%. Các cộng đồng vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý trong các wetland cũng được nghiên cứu.
Tổng số: 60   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6